Hệ thống phanh ô tô là gì và những điều quan trọng cần biết

Phanh luôn là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe ô tô, đóng vai trò điều khiển và đảm bảo an toàn khi phương tiện lưu thông trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các thông tin liên quan đến bộ phận này. Nếu bạn cũng là một trong số đó hãy cùng Định Vị Xe Ô Tô tìm hiểu về những điều quan trọng cần biết về hệ thống phanh ô tô qua bài viết sau đây.

Đôi nét về hệ thống phanh xe ô tô

Hệ thống phanh xe ô tô được biết là thiết bị cơ học được sử dụng với chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng việc tạo ra ma sát. Theo đó, hệ thống phanh của xe ô tô khi hoạt động sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe.

hệ thống phanh ô tô
Hệ thống phanh xe ô tô có chức năng cực kỳ quan trọng khi xe hoạt động

Mặc dù phanh xe khá an toàn nhưng để đảm bảo hoạt động tốt hơn khi xe chạy, hệ thống này cần phải được bảo dưỡng định kỳ và xử lý các vấn đề xấu nhất không may có thể xảy ra.

Những điều quan trọng cần biết về hệ thống phanh ô tô

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hệ thống phanh xe ô tô, dưới đây chúng tôi xin tổng hợp những điều quan trọng nhất về hệ thống này mời bạn tham khảo:

Cấu tạo chi tiết hệ thống phanh xe ô tô

Một trong những điều quan trọng hàng đầu mà chúng tôi muốn chia sẻ đó chính là cấu tạo của hệ thống phanh xe ô tô. Cụ thể:

Bàn đạp phanh xe

Chi tiết đầu tiên trong hệ thống phanh ô tô chính là bàn đạp, chi tiết này được thiết kế nằm ở vị trí giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp. Bàn đạp phanh có chức năng kích hoạt phanh, khi người lái xe đạp phanh, các piston trong xi lanh chính sẽ chuyển động tạo ra áp suất dầu từ đó kích hoạt má phanh và đĩa phanh, ép bánh xe vào tang trống.

Dây dầu phanh

Chi tiết dây dầu phanh trong hệ thống phanh xe ô tô có tác dụng dẫn dầu phanh từ bình chứa xi lanh đi đến bánh xe. Dây dầu phanh được gia cố từ chất liệu thép rất cứng cáp, dây dầu không giãn nở do đó có khả năng chịu nhiệt cao tạo lực phanh lớn.

hệ thống phanh ô tô
Hệ thống phanh xe ô tô có cấu tạo rất cầu kỳ nhằm đảm bảo an toàn khi xe vận hành

Má phanh

Trong cấu tạo của hệ thống phanh ô tô, má phanh được xem là chi tiết quan trọng nhất. Má phanh được làm từ tấm đệm có thiết kế rất đặc biệt từ chất liệu thép có tác dụng tiếp xúc với phần quay của phanh nhằm tạo ra ma sát, giúp giảm tốc độ quay của bánh xe.

Phanh đĩa

Phanh đĩa thường sẽ được trang bị ở bánh trước của ô tô vì nó có lực phanh rất mạnh. Chi tiết này gồm có má phanh và đĩa phanh, khi người lái đập chân phanh, má phanh sẽ ép sát vào đĩa phanh. Từ đó tạo ra lực ma sát chuyển động thành nhiệt năng giúp làm giảm tốc độ của xe cho đến khi xe dừng hẳn.

Phanh tang trống

Ở hệ thống phanh ô tô, phanh tang trống được đặt ở phía sau xe gồm có các chi tiết chính: guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác. Khi người điều khiển ô tô đạp phanh, xi lanh sẽ ép guốc phanh vào trống phanh nhằm tạo nên áp lực giúp giảm tốc độ xe. Phanh tang trống có khả năng cường hóa, do đó rất phù hợp với những dòng xe ô tô có trọng tải lớn và vận hành trên địa hình phức tạp.

Lót phanh

Chi tiết cuối cùng trong cấu tạo của hệ thống phanh xe ô tô chính là lót phanh, chi tiết này thường được làm từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt tốt, mềm, dài và khả năng ma sát cao. Lót phanh được sử dụng để bao bọc bên trong guốc phanh nhằm giảm tiếng ồn, tăng ma sát trong quá trình phanh xe vận hành.

Một số lỗi thường gặp ở hệ thống phanh xe ô tô

Tiếp theo trong những điểm quan trọng trong hệ thống phanh xe ô tô mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn chính là một số lỗi thường gặp của hệ thống này. Cụ thể:

hệ thống phanh ô tô
Nắm được các lỗi của hệ thống phanh xe ô tô giúp kiểm tra và xử lý tốt hơn
  • Khi đạp phanh thường có tiếng kêu lạ, nguyên nhân có thể là do má phanh bị bẩn, bị mòn hoặc bị lỏng, mâm phanh lỏng hoặc phanh bị đọng nước.
  • Xe bị mất phanh, đây là mỗi cực kỳ quan trọng trong hệ thống phanh ô tô dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Lỗi này có thể do mất áp suất dầu phanh, có khí lọt vào đường ống dẫn dầu phanh, phanh ABS bị lỗi hoặc xi lanh chính bị hỏng…
  • Đạp phanh cảm thấy bị nặng, có thể là do bầu trợ lực phanh gặp trục trặc, đường ống dẫn dầu bị tắc, bị bó phanh hoặc lò xo hồi vị bị kẹt.
  • Bàn đạp của phanh bị thấp, lỗi này có thể là do xe bị thiếu dầu phanh, đĩa phanh hoặc tang trống bị đảo, xi lanh chính bị trục tắc, trợ lực phanh có vấn đề hoặc má phanh bị mòn…

Tham khảo thêm:

Lời kết

Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết về hệ thống phanh ô tô và một số điểm quan trọng về hệ thống này đã giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu còn điều gì cần được tư vấn hoặc có nhu cầu lắp định vị cho xe ô tô hãy liên hệ với Định Vị Xe Ô Tô để được tư vấn cụ thể hơn hoặc truy cập website https://dinhvixeoto.vn/ để tìm hiểu chi tiết hơn.