Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu theo quy định

Phù hiệu xe là thuật ngữ không còn xa lạ với giới kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thông tin pháp lý xung quanh phù hiệu xe để thực hiện đúng luật. Hãy cùng Dinhvixeoto tìm hiểu phù hiệu xe tải là gì? thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu theo quy định mới nhất năm 2021 nhé.

XEM THÊM: Hợp tác xã vận tải là gì? Một số điều nên biết về hợp tác xã vận tải

Phù hiệu xe tải là gì?

Phù hiệu xe thể hiện cách thức, mục đích sử dụng xe. Phù hiệu là căn cứ để lực lượng chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động vận tải.

Phù hiệu phải được cấp theo mẫu; gắn cố định ở vị trí dễ quan sát tại mặt trong kính chắn gió bên phải của tài xế, ngay dưới tem kiểm định; không được tẩy xóa, sửa chữa thông tin.

Phù hiệu phải được gắn cố định ở vị trí dễ quan sát tại mặt trong kính chắn gió.

Phù hiệu phải được gắn cố định ở vị trí dễ quan sát tại mặt trong kính chắn gió.

Các loại phù hiệu

Mục đích sử dụng Phù hiệu
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH
Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách XE TRUNG CHUYỂN
Xe buýt XE BUÝT
Xe taxi XE TAXI
Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng XE HỢP ĐỒNG
Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ XE CÔNG-TEN-NƠ
Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa XE TẢI
Xe vận chuyển cán bộ, người lao động, công nhân viên, hoặc sinh viên, học sinh, của đơn vị mình XE NỘI BỘ

Thời hạn của phù hiệu

Phù hiệu Thời hạn
XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH Theo thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
XE BUÝT
XE TAXI
XE HỢP ĐỒNG
XE CÔNG-TEN-NƠ
XE TẢI
XE TRUNG CHUYỂN
XE NỘI BỘ 7 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH (xe tăng cường dịp lễ, Tết, thi đại học, cao đẳng) Tết Nguyên đán: không quá 30 ngày.

Lễ, Tết dương lịch; kỳ thi đại học, cao đẳng: không quá 10 ngày.

Mẫu phù hiệu XE TẢI.

Mẫu phù hiệu XE TẢI.

Mức phạt nếu không gắn phù hiệu xe

Nếu xe không có, không gắn phù hiệu, phù hiệu hết hạn hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp, sẽ áp dụng mức phạt sau:

+ Đối với người điều khiển phương tiện: phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng đến 3 tháng.

+ Đối với chủ phương tiện là cá nhân: phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng

+ Đối với chủ phương tiện là tổ chức: phạt tiền từ 12 đến 16 triệu đồng.

Do đó, cần phải gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật để tránh bị phạt.

Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu xe

Điều kiện cấp phù hiệu

Theo Nghị định số 10/2020 NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, điều kiện để cấp phù hiệu xe gồm:

– Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình phải đáp ứng đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình trong lắp đặt, cung cấp, truyền dẫn thông tin từ thiết bị, các yêu cầu về phần cứng, phần mềm, an toàn dữ liệu, nguồn điện, chứng nhận sản phẩm…

– Theo Quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, thiết bị giám sát hành trình đạt chuẩn phải đảm bảo được 7 chức năng sau:

+ Thông báo trạng thái hoạt động

+ Cảnh báo đối với lái xe.

+ Ghi nhận thay đổi lái xe.

+ Ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị.

+ Cài đặt tham số.

+ Truyền dữ liệu về máy chủ.

+ Trích xuất dữ liệu qua cổng kết nối với máy tính.

– Hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định chỉ được cấp phù hiệu xe khi đã đăng ký khai thác tuyến thành công; đối với trường hợp bổ sung xe, thay xe thì không làm tăng số chuyến xe chạy trên tuyến của hợp tác xã, doanh nghiệp.

Hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ để để nộp lên Sở Giao thông Vận tải gồm:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu.

– Bản sao (có công chứng) giấy đăng ký xe ô tô, hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô trong trường hợp đang làm thủ tục đăng ký.

– Nếu phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì gửi thêm bản sao một trong các loại giấy tờ sau: hợp đồng thuê phương tiện, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.

– Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Lưu ý:

+ Đối với các trường hợp phù hiệu hết hạn, hư hỏng, bị mất, khi thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải, thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc bị tước quyền sử dụng, bị thu hồi thì khi xin cấp lại phù hiệu vẫn theo thủ tục như trên.

+ Riêng đối với trường hợp bị tước quyền sử dụng, bị thu hồi phù hiệu thì trong hồ sơ xin cấp lại phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh rằng vi phạm khiến bị tước quyền sử dụng, bị thu hồi phù hiệu đã được khắc phục.

Thời hạn giải quyết

– Đối với phương tiện có biển đăng ký thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong 2 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

– Đối với phương tiện có biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong 8 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

– Trong trường hợp từ chối không cấp phù hiệu xe, Sở Giao thông Vận tải phải trả lời đơn vị xin cấp bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu.

Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu.

XEM THÊM: Những thông tin cần thiết về phù hiệu xe hợp đồng grab

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản cần biết về phù hiệu xe cũng như các thủ tục cần thiết xin cấp phù hiệu để tránh bị xử phạt. Để được tư vấn thêm, xin liên hệ Dinhvixeoto qua hotline 0866.222.900.