Một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo hàng loạt cơ sở kinh doanh mở ra. Để có thể chở hàng hóa thuận tiện, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức xe tải chở hàng, tuy nhiên lại chưa nắm được các yêu cầu cấp phù hiệu xe. Để giúp bạn hiểu hơn về quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ thông tin cho bạn một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu.

Xe không có phù hiệu có được phép hoạt động không?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn phù hiệu xe là gì? Phù hiệu xe là một miếng dán nhỏ, thường được dán ở góc phải trên kính chắn gió. Phù hiệu xe được coi là một hình thức khác của giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có giá trị sử dụng trong vòng 7 năm từ ngày được cấp. Cũng theo đó, quy định của Pháp luật đã đề ra, mọi loại xe đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bắt buộc phải có phù hiệu xe.

Phù hiệu xe chuẩn theo quy định của Pháp luật

Phù hiệu xe chuẩn theo quy định của Pháp luật

Theo nghị định 86/2014 của Chính phủ, các yêu cầu gắn phù hiệu là:

– Xe vận tải chuyển khách và hàng hóa từ 3,5 tấn, xe bus, đầu kéo rơ mooc, bắt buộc phải có phù hiệu xe

– Xe vận tải dưới 3,5 tấn đến 01/07/2018 phải có gắn phù hiệu nếu muốn lưu thông

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết các loại xe lưu thông trên đường phố như xe tải, xe container, xe taxi, xe bus, xe khách,… đều có dán loại tem này. Cũng có thể nói, nếu xe muốn vận chuyển người hoặc hàng hóa tham gia giao thông thì bắt buộc phải có phù hiệu xe.

Vậy xe chở hàng hóa cho gia đình có phải xin cấp phù hiệu hay không? Theo quy định, chỉ những xe chuyên chở nhằm mục đích sinh lời mới cần xin cấp phù hiệu. Tuy nhiên, xe chở hàng hóa của gia đình đi tiêu thụ sẽ bị xếp vào hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Chính vì thế, loại xe này vẫn thuộc diện cần phải xin cấp phù hiệu xe nếu muốn hoạt động.

Xem thêm: Hợp tác xã vận tải là gì? Một số điều nên biết về hợp tác xã vận tải

Mức phạt xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu

Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu. Mức xử phạt này cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những mức phạt hành chính, người điều khiển phương tiện còn sẽ bị chịu thêm một vài hình phạt bổ sung như tạm thu bằng lái xe.

Một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu

Một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu

Xử phạt với người lái xe

Cũng theo điều 23 của nghị định, những người lái xe không phù hiệu sẽ bị phạt:

+ Đối với xe chở khách: Xe chở khách, chờ người không gắn phù hiệu theo quy định sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng theo mức độ. Nếu có gắn phù hiệu nhưng lại quá hạn sử dụng hoặc phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bạn cũng sẽ bị phạt với số tiền như trên.

+ Đối với xe chở hàng hóa: Người điều khiển phương tiện cũng sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu trong trường hợp lái xe không đăng ký phù hiệu, đăng ký nhưng không gắn đúng theo quy định, phù hiệu hết hạn, phù hiệu không được cấp tại cơ quan có thẩm quyền (sở giao thông vận tải).

Xử phạt với chủ xe

Theo điều 30 của nghị định, không chỉ người điều khiển phương tiện không gắn phù hiệu bị phạt, thậm chí những chủ sở hữu phương tiện đó trên giấy tờ xe cũng sẽ bị xử phạt từ 4 đến 6 triệu nếu cá nhân, từ 8 đến 12 triệu nếu là doanh nghiệp.

Như vậy, nếu không dán phù hiệu xe khi tham gia giao thông thì cả chủ xe và lái xe đều sẽ bị phạt. Chính vì thế, mỗi cá nhân hay tổ chức hãy quan tâm đến vấn đề này để tránh bị phạt.

Quy trình xin cấp phù hiệu cho xe

Để giúp các cá nhân hay doanh nghiệp thuận tiện hơn, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn tham khảo quy trình xin cấp phù hiệu xe, cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Theo yêu cầu, hồ sơ của bạn phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị được cấp phù hiệu

Giấy đề nghị cấp phù hiệu xe chuẩn

Giấy đề nghị cấp phù hiệu xe chuẩn

– Bản sao có công chứng các loại giấy tờ: giấy đăng kiểm xe, giấy đăng ký xe, hợp đồng thuê xe, CMND hoặc căn cước của người nộp hồ sơ

– Thông tin liên quan đến xe như: tên đăng nhập và mật khẩu truy cập camera hành trình, trang thông tin điện tử giám sát xe

– Giấy giới thiệu công ty ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Bạn hãy đem hồ sơ nộp tại Sở Giao thông Vận tải tại địa phương. Sau khi nộp, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra xem hồ sơ của bạn đã đầy đủ hay chưa và tiến hành phê duyệt. Trong vòng 2 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cấp phù hiệu theo đề nghị. Trong trường hợp đề nghị cấp khác với địa phương thì thời gian khoảng 8 ngày làm việc.

Vậy khi nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe có mất phí không? Theo quy định, Nhà nước sẽ không thu phí cấp phù hiệu, tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải trả khoản tiền nhỏ cho việc in ấn (5000 vnđ).

Trên đây là một số điều cần biết về mức xử phạt xe không có phù hiệu hiện nay mà dinhvixeoto chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về việc xin cấp phù hiệu đối với xe kinh doanh vận tải. Liên hệ hotline 0866.222.900 để được tư vấn những thông tin cần thiết khác nhé.