Xe chở hàng gia đình, xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không? 

Phù hiệu xe không còn xa lạ với giới kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thông tin pháp lý xung quanh cũng như việc xe chở hàng gia đình, xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không? Hãy cùng Dinhvixeoto tìm đáp án cho câu hỏi trên và tham khảo thêm những trường hợp cần gắn phù hiệu xe nhé.

Tin tức mới nhất:

Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu theo quy định

Hợp tác xã vận tải là gì? Một số điều nên biết về hợp tác xã vận tải

Trường hợp cần gắn phù hiệu xe

Phù hiệu xe thể hiện cách thức, mục đích sử dụng xe, là căn cứ để lực lượng chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động vận tải. Xe nội bộ và xe kinh doanh vận tải (bao gồm xe chạy tuyến cố định, xe trung chuyển, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe công-ten-nơ, xe tải) là đối tượng phải gắn phù hiệu xe.

Xe nội bộ là gì?

Xe nội bộ là xe vận chuyển cán bộ, người lao động, công nhân viên hoặc sinh viên, học sinh của đơn vị mình đến nơi công tác, học tập và ngược lại.

Mẫu phù hiệu XE NỘI BỘ.

Mẫu phù hiệu XE NỘI BỘ.

Xe kinh doanh vận tải là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là trực tiếp điều hành phương tiện, quyết định giá cước vận tải hoặc lái xe trên đường bộ để vận chuyển hàng hóa, hành khách nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm cả hai hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp: đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hợp tác xã) cung cấp dịch vụ vận tải và thu phí vận tải trực tiếp từ khách.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp: đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ và thu phí vận tải bằng doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ đó.

Taxi là hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp.

Taxi là hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp.

Xem thêm: Danh sách trạm đăng kiểm Hồ Chí Minh và Hà Nội

Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Xe chở hàng hóa, xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không? Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Bởi lẽ mức phạt cho hành vi không có, không gắn phù hiệu hoặc gắn phù hiệu hết hạn, không được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền rất nặng.

Mức phạt dành cho người điều khiển phương tiện là từ 5 đến 7 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng đến 3 tháng. Đối với chủ phương tiện mức phạt dao động từ 6 đến 8 triệu đồng (cá nhân), 12 đến 16 triệu đồng (tổ chức). Do đó, cần nắm rõ và thực thi đúng quy định về phù hiệu xe để tránh bị xử phạt.

Vậy nếu gia đình bạn sở hữu xe tải, chỉ dùng xe để chuyên chở hàng hóa đến cửa hàng của gia đình, vậy có phải gắn phù hiệu không?

Trong trường hợp này, xe của bạn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa với mục đích sinh lợi, nằm trong hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Do đó, bạn cần làm thủ tục đăng ký phù hiệu xe tại Sở Giao thông Vận tải.

Tương tự với các trường hợp khác, nếu muốn biết xe có cần gắn phù hiệu không thì trước tiên cần xác định rõ mục đích sử dụng xe, từ đó xác định xe ô tô của bạn có phải là xe kinh doanh vận tải hay xe nội bộ hay không. Nếu mục đích sử dụng xe của bạn không thuộc phạm vi trên thì không cần gắn phù hiệu.

Xe ô tô kinh doanh vận tải phải gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật.

Xe ô tô kinh doanh vận tải phải gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật.

Hy vọng với những thông tin mà dinhvixeoto chia sẻ trên, bạn có thể nắm rõ các trường hợp phải gắn phù hiệu xe và xác định được chính xác phương tiện của mình có cần gắn phù hiệu không để thực thi đúng quy định của pháp luật, tránh bị xử phạt. Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc xin liên hệ hotline 0866.222.900.