[Góc giải đáp]  Bạn hiểu thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất nhiều các loại xe tải. Những xe này có thể là xe kinh doanh vận tải hoặc xe không kinh doanh vận tải. Vậy 2 loại xe này khác nhau ở chỗ nào hay thế nào là xe kinh doanh vận tải? Chúng ta hãy cùng đi vào phân tích loại xe này nhé!

Định nghĩa thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Để hiểu thế nào là xe kinh doanh vận tải, chúng ta sẽ phải nghiên cứu về nghị định của chính phủ. Theo như khoản 1 điều 3, nghị định 10/2019/NĐ-CP của chính phủ, xe được coi là xe kinh doanh vận tải phải thuộc một trong số những trường hợp sau:

  • Xe ô tô hoạt động trên đường bộ, dưới hình thức chở hàng hóa mang mục đích sinh lợi. Bao gồm 2 hình thức: kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp hoặc kinh doanh vận tải thu tiền qua trung gian (không thu tiền trực tiếp).
  • Đối với hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp, là hình thức hoạt động bằng ô tô. Trong đó, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ phải cung cấp về dịch vụ và thu cước phí từ khách hàng.
  • Đối với hình thức kinh doanh vận tải thu tiền không trực tiếp là hình thức hoạt động bằng ô tô. Trong đó, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ vừa phải cung cấp về dịch vụ, đồng thời phải thực hiện ít nhất 1 công đoạn khác trong quá trình từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ, và thu tiền cước phí thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Xe kinh doanh vận tải được quy định rõ ràng trong nghị định 10/2019/NĐ-CP

Xe kinh doanh vận tải được quy định rõ ràng trong nghị định 10/2019/NĐ-CP

Từ đó, chúng ta có thể thấy, không phải bất kỳ xe tải nào đang hoạt động trên đường bộ đều có thể coi là xe kinh doanh vận tải. Cũng theo như nghị định đó, tất cả những xe kinh doanh vận tải khi hoạt động đều phải gắn logo, đổi biển vàng và có phù hiệu cho xe, nếu trong quá trình kiểm tra không đáp ứng được yêu cầu, xe đó có thể bị chịu phạt lên tới 12 triệu đồng.

Chắc hẳn bạn sẽ có thắc mắc “liệu xe vận chuyển hàng hóa của gia đình có phải xe kinh doanh vận tải hay không?”. Vì thực tế hiện nay nhiều hộ gia đình đầu tư xe riêng chuyên chở hàng hóa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi vì, theo như quy định của nghị định 10 nêu trên, các xe chỉ chở hàng phục vụ công việc gia đình, không chở thuê cho đơn vị ngoài, không thu lợi nhuận từ việc chở hàng thì không được coi là xe kinh doanh vận tải.

Các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hiện nay, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được chia ra làm 2 hình thức như sau

Kinh doanh vận tải hành khách

Xe như thế nào được coi là kinh doanh vận tải hàng khách? Đó là xe thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

  • Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe ô tô đường dài, theo 1 tuyến cố định, có đăng ký bên đi và bến tới cùng với lịch trình, giờ giấc rõ ràng.
  • Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe bus, theo 1 tuyến và phạm vi cố định, có các điểm dừng để đón và trả khách, chạy theo 1 lộ trình.
  • Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe taxi, có lịch trình di chuyển theo yêu cầu của hành khách, tính tiền từ khi mở cửa xe theo đồng hồ tính tiền.

Xe kinh doanh vận tải hành khách dưới dạng xe taxi

Xe kinh doanh vận tải hành khách dưới dạng xe taxi

  • Xe vận chuyển hành khách theo dạng hợp đồng, không đi theo 1 tuyến cố định mà thực hiện theo hợp đồng 2 bên ký kết.
  • Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe du lịch, đi theo tuyến và chương trình du lịch.

Kinh doanh vận tải hàng hóa

Vậy thế nào là xe kinh doanh vận tải hàng hóa? Đó là xe vận chuyển một trong số hàng hóa thuộc trường hợp sau:

  • Vận chuyển hàng hóa bằng xe taxi tải
  • Vận chuyển các loại hàng hóa thông thường
  • Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Xe kinh doanh vận tải hàng hóa

Xe kinh doanh vận tải hàng hóa

Quy định đổi sang biển vàng và xin cấp phù hiệu với xe kinh doanh vận tải

Theo quy định trong thông tư 58/2020/TT-BCA, các xe thuộc hình thức xe kinh doanh vận tải cần đổi biển số xe sang biển vàng và xin cấp phù hiệu xe nếu muốn hoạt động. Cụ thể dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước để tiến hành thủ tục trên.

Quy trình xin đổi sang biển xe vàng

Để có thể đổi biển xe sang biển vàng, các bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ xe, bao gồm:

  • Tờ giấy đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng xe
  • Biển xe
  • Giấy tờ của chủ xe (CMND hoặc căn cước công dân)

Bước 2: Tiến hành viết và nộp hồ sơ tại các phòng Cảnh sát giao thông, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an tỉnh.

Bước 3: Đợi nhận kết quả sau khi hồ sơ đã được duyệt.

Quy trình xin đổi biển vàng xe kinh doanh vận tải

Quy trình xin đổi biển vàng xe kinh doanh vận tải

Quy trình xin cấp phù hiệu xe

Để có thể nhận được phù hiệu xe, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, bao gồm:

  • Giấy đề nghị được cấp phù hiệu xe
  • Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Các giấy tờ xe (đăng kiểm, đăng ký xe,…)
  • Giấy xác nhận về tình hình xe
  • Thông tin về công ty chủ quản, mật khẩu truy cập vào các thiết bị hành trình
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe
  • Báo cáo kinh doanh hàng tháng
  • Một vài giấy tờ khác theo quy định (nếu có)

Thủ tục xin cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải

Thủ tục xin cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phù hiệu tại sở Giao thông và Vận tải

Bước 3: Sau khi hồ sơ được duyệt hợp lệ, bạn sẽ nhận được phù hiệu trong vòng 02 ngày nếu huy hiệu cùng địa phương với giấy tờ đăng ký xe hoặc 08 ngày nếu huy hiệu khác địa phương với giấy tờ đăng ký xe.

Trên đây dinhvixeoto đã giúp bạn trả lời câu hỏi “thế nào là xe kinh doanh vận tải?” cũng như hướng dẫn cho bạn cách phân biệt và quy trình xin đổi biển xe, phù hiệu xe. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc. Nếu bạn cần giải đáp thông tin khác hãy liên hệ số điện thoại 0866.222.900 của chúng tôi nhé.